Bệnh viêm gan B lây qua đường gì và cách phòng tránh cần thiết

Viêm gan B là căn bệnh do virus HBV gây ra, đây là căn bệnh nguy hiểm và có tốc độ lây truyền nhanh chóng. Vậy viêm gan B lây qua đường gì, cách phòng tránh và lưu ý khi bị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc cho người bệnh.

1. Bệnh viêm gan B lây qua đường gì phổ biến?

Khoảng 10% những người nhiễm virus viêm gan B mắc bệnh viêm gan siêu vi B, đa số những người còn lại chung sống hòa bình với loại virus này. Bệnh viêm gan B lây qua đường gì phổ biến nhất? Viêm gan B được xác định là bệnh lây nhiễm qua 3 đường chính và một số đường thứ nguyên lây lan. Có thể kể đến như:

Lây truyền từ mẹ sang con:

Nếu người mẹ mang thai đang mắc bệnh viêm gan B, thì khả năng cao sẽ lây truyền sang con. Nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như bảo vệ em bé sau sinh thì khả năng lây truyền lên đến 90%. Cần tiêm phòng viêm gan C khi trẻ được sinh ra trong 24h, sẽ giảm được khả năng cao bé bị lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con
Bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con

Lây truyền qua đường tình dục:

Với trường hợp quan hệ không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B, khả năng bị lây nhiễm viêm gan B sẽ khá cao. Vậy nên, nếu muốn quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan B, nên sử dụng các biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su. Trong trường hợp vợ hoặc chồng mắc bệnh, cần thường xuyên khám bệnh định kì và tiêm phòng để tránh lây truyền bệnh cho đối phương.

Khả năng lây qua đường tình dục rất cao
Khả năng lây qua đường tình dục rất cao

Lây truyền qua đường máu:

Sử dụng chung kim tiêm, truyền máu (nếu người cho máu mắc bệnh viêm gan B) thì bạn rất dễ mắc bệnh viêm gan B. Vậy nên, khi đi truyền máu cần hết sức cẩn thận và không được sử dụng chung kim tiêm.

Một số nguyên nhân gây bệnh khác:

Khi thực hiện xăm mình, bấm khuyên tai, châm cứu… nếu sử dụng vật dụng chưa được tẩy trùng thì nguy cơ lây nhiễm viêm gan B cũng khá cao. Trong trường hợp dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng cũng rất dễ bị lây bệnh.

Bệnh viêm gan B lây qua đường gì ngoài những nguyên nhân trên? Viêm gan B có lây qua đường ăn uống hay không?

Hiện nay, chưa một nghiên cứu nào chứng minh viêm gan B có thể lây qua đường ăn uống, giao tiếp và nước bọt. Vậy nên, nếu trong gia đình có người mắc bệnh viêm gan B, không nên xa lánh hay quá căng thẳng. Cần chung sống hòa bình và chia sẻ với người bệnh để người bệnh có tâm lý thoải mái nhất trong quá trình điều trị bệnh.

2. Biểu hiện và cách phòng tránh bệnh viêm gan B

Biểu hiện của bệnh viêm gan B:

Những người mắc bệnh viêm gan B cấp tính thường có những biểu hiện sau: Cảm cúm, có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Với những trường hợp nhiễm trùng cấp, có thể còn có biểu hiện như vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu. Nếu xuất hiện những biểu hiện nghi ngờ bị bệnh trên, cần đến ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm xác định bệnh.

Cách phòng tránh bệnh viêm gan B:

Bệnh viêm gan B lây qua đường gì và cách phòng tránh như thế nào? Để bảo vệ sức khỏe, cần có những biện pháp phòng tránh viêm gan B hiệu quả như:

  • Cần tiêm phòng vaccin viêm gan B, đây là biện pháp hiệu quả đặc biệt là đối với trẻ em với hiệu quả đạt được đến 95%. Tiêm phòng càng sớm thì khả năng nhiễm bệnh càng thấp, cần tiêm đủ 3 mũi theo thời gian quy định.
  • Với trường hợp người mẹ mắc bệnh viêm gan B, sau khi em bé được sinh ra cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống virus viêm gan B. Nên tiêm trong vòng 24h sau khi sinh.
  • Với những người mắc bệnh viêm gan B mãn tính, cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để thực hiện khám bệnh định kì 3-6 tháng/lần.
  • Đối với các cặp vợ chồng sắp kết hôn, nên đi khám sức khỏe và xét nghiệm HBsAg để kiểm tra tình trạng cơ thể.

3. Những lưu ý đối với người mắc bệnh viêm gan B

Đối với những người mắc bệnh viêm gan B, cần lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kì, ít nhất là 3 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình hình và có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, đặc biệt rượu là nguyên nhân làm bệnh viêm gan B trở nên trầm trọng hơn.
  • Không nên sử dụng thuốc uống bừa bãi, cần uống theo đơn của bác sĩ đã kê cho.
  • Cần có lối sống khoa học, lành mạnh, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để giảm gánh nặng cho gan. Không nên ăn quá no trong 1 bữa, không nên ăn khuya và thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Nên bổ sung các chất dinh dưỡng có trong rau xanh, trái cây, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng… Không ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc viêm gan B lây qua đường gì, cách phòng tránh và lưu ý quan trọng đối với người bệnh. Hi vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích cho người bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *