Tỉ lệ người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày một tăng nguyên nhân một phần do môi trường, thực phẩm ô nhiễm hay do chính những thói quen sinh hoạt xấu của chúng ta gây nên. Đôi khi mọi người chỉ quan tâm đến việc làm sao để giảm mỡ bụng, mỡ đùi, mỡ bắp tay… mà quên đi khối mỡ đang âm thầm phát triển nội tạng, cụ thể là gan của chúng ta.
Giật mình trước tác hại của bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ đơn thuần không gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể, lúc này nội tạng cụ thể là gan sẽ chịu nhiều tổn thương nhất. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm tác hại của nó là vô cùng nghiêm trọng, gan nhiễm mỡ khiến phá hủy gan dẫn đến xơ gan và tệ nhất có thể gây tử vong.
Chúng ta liệt kê ra những tác hại khôn lường của người mắc bệnh gan nhiễm mỡ:
- Gan nhiễm mỡ nhanh chóng hủy hoại lá gan dẫn đến xơ gan, ung thư gan
- Gan nhiễm mỡ gây mệt mỏi, nóng sốt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân bệnh nhân.
- Gan nhiễm mỡ dẫn đến nguy cơ gia tăng bệnh tiểu đường
- Gan nhiễm mỡ gây suy giảm chức năng miễn dịch và khả năng thải độc của gan
- Gan nhiễm mỡ gây nguy hại đến phụ nữ mang thai và tính mạng của thai nhi
- Gan nhiễm mỡ dẫn đến sơ vữa động mạch và các biến chứng của bệnh huyết áp cao
- Gan nhiễm mỡ dẫn đến tổn thương túi mật do gan bị mất chức năng
- Xơ gan tỉ lệ tử vong lên đến 85%
- Nếu gan nhiễm mỡ phát triển nên giai đoạn ung thư gan thì thời gian sống trung bình của các bệnh nhân chỉ khoảng 6 tháng
Vậy gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Câu trả lời là tùy từng giai đoạn biến chứng của gan nhiễm mỡ. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm khi ở giai đoạn 1 hoặc 2 thì tỉ lệ điều trị dứt điểm sẽ cao và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bênh. Còn nếu bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn 3, 4 khiến gan bị xơ và dẫn đến ung thư gan thì cần điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Giai đoạn của bệnh gan nhiễm mỡ âm thầm dẫn đến ung thư gan
Gan nhiễm mỡ nhẹ
Tại giai đoạn này do chế độ ăn uống không hợp lí nên mỡ thừa tích tụ lại trong tế bào gan. Giai đoạn này cơ thể người bệnh cũng chưa biểu hiện triệu chứng nào ra bên ngoài, nên rất khó có thể phát hiện được bệnh. Bác sĩ chỉ phát hiện được bệnh sau khi tiến hành xét nghiệm mẫu máu, nên thường những bệnh nhân thường xuyên đi khám sức khỏe định kì: 3 đến 6 tháng 1 lần thì mới phát hiện được bệnh sớm.
Gan nhiễm mỡ ở cấp độ 2
Sau một thời gian tích tụ lượng mỡ thừa vừa đủ trong gan thì bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mắc bệnh thứ 2 được gọi là “ Giai đoạn gan nhiễm mỡ ở cấp độ 2”. Theo một nghiên cứu thống kê tại vương quốc Anh có đến 5% số dân mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Quả là một tình trạng đáng báo động. Trong giai đoạn này thì một số tế bào trong gan bị tổn thương, một số bị hư hại và có thể tế bào đó đang chết dần chết mòn. Quá trình này người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng đau âm ỉ, hoặc đau phía bên phải của bụng.
Gan nhiễm mỡ gây xơ hóa
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nếu không chữa trị triệt để ở giai đoạn 2 thì bệnh sẽ phát triển lên giai đoạn 3 gọi là: “ gan nhiễm mỡ gây xơ hóa”. Tại giai đoạn này các tế bào gan bị tổn thương và hư hại nặng nề, đó là tình trạng viêm gan. Gan lúc này bắt đầu hoạt động không bình thường và người mắc bệnh xuất hiện nhiều các triệu chứng.
Xơ gan và dần chuyển hóa thành ung thư
Đây là giai đoạn xấu nhất của những người mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Gan của bệnh nhân bắt đầu cơ lại, sần và biến đổi màu sắc. Theo nghiên cứu chỉ ra những người ở độ tuổi 50- 60 thường có những triệu chứng về xơ gan. Ở giai đoạn này gan đã mất dần các chức năng, người bệnh cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ nếu không bản án tử hình sẽ chỉ là ngày một ngày hai đối với họ.
Thông thường bệnh nhân chỉ phát hiện ra mình mắc bệnh “gan nhiễm mỡ” khi nó xuất hiện các triệu chứng ra bên ngoài nhưng nếu để đến tình trạng như vậy thường thì bệnh đã đến giai đoạn 3 giai đoạn 4 mất rồi. Và lúc này rất khó để có thể điều trị triệt để.
Có một chế độ sinh hoạt tốt, một môi trường trong lành, ăn uống điều độ chính là những biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi và ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ.