Theo các chuyên gia, tất cả độc tố sinh ra trong quá trình chuyển hóa đều phải thông qua gan để xử lý và đào thải. Do đó, những người mắc bệnh gan và nhóm đối tượng có nguy cơ cao cần chủ động phục hồi và bảo vệ tế bào gan sớm để tránh tiến triển xấu thành bệnh gan mạn tính. Bước đầu tiên trong quá trình này là điều chỉnh lại 7 thói quen sinh hoạt xấu – những sát thủ thầm lặng…
Thường xuyên không ngủ đủ giấc
Người thường xuyên không ngủ đủ giấc, hay thức khuya có nguy cơ cao mắc bệnh gan. Nguyên nhân là do chỉ khi ngủ thì cơ thể mới có thể kích hoạt cơ chế tự sửa chữa. Vì vậy, khi thường xuyên thiếu ngủ thì những tổn thương tại gan không có cơ hội được phục hồi. Hơn nữa, khi đó cả hệ thống miễn dịch cũng bị suy yếu khiến gan bị tấn công nhiều hơn.
Để phòng tránh bệnh gan, bạn nên điều chỉnh lại thói quen làm việc. Theo đó, một giấc ngủ sâu trước 11 giờ tối và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày là rất cần thiết để phục hồi và bảo vệ tế bào gan.
Bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Chỉ khi ăn đủ no, bạn mới có đủ sức khỏe tinh thần và thể chất để làm việc hiệu quả cả ngày dài. Nếu không, cơ thể buộc phải tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng dự trữ để lấy năng lượng. Gan phải thực hiện công việc vất vả này, lại phải đối phó với các độc tố sinh ra trong quá trình chuyển hóa nên dễ bị quá tải, khiến bệnh gan ngày một nặng hơn.
Cố gắng nhịn tiểu
Cơ thể giải phóng, loại bỏ độc tố thông qua hoạt động tiết mồ hôi, đại tiện và tiểu tiện. Do đó, việc đi tiểu đúng lúc rất có lợi cho sức khỏe, giúp làm giảm lượng độc tố tồn dư trong cơ thể.
Ngược lại, việc nhịn tiểu tiện thường xuyên khiến độc tố không được thải ra, sẽ quay sang tấn công các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là gan.
Ăn uống quá độ
Ăn quá nhiều làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa và khiến cơ thể tích trữ năng lượng dư thừa. Trong đó, mỡ là 1 dạng tích trữ phổ biến và tập trung ở gan gây chứng gan nhiễm mỡ. Đây là giai đoạn đầu tiên của các bệnh lý mạn tính về gan, lâu ngày dẫn tới xơ gan, ung thư gan,…
Sử dụng quá nhiều thuốc
Đa số các loại thuốc đều chịu sự chuyển hóa ở gan, do đó ở những người bị gan yếu thì gan càng phải hoạt động vất vả. Trong khi đó, có nhiều loại thuốc còn gây độc trực tiếp tại tế bào gan, cuối cùng dẫn tới viêm gan do thuốc.
Những thuốc này bao gồm một số loại thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc chống ung thư, thuốc chống động kinh, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm, kháng sinh, thuốc trị đái tháo đường, thuốc chữa bệnh tim mạch…
Vì vậy, nếu bạn đang uống thuốc, hãy thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ và không được sử dụng thuốc một cách tùy tiện.
Ưa chuộng thực phẩm chế biến sẵn
Nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa một lượng lớn các chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản. Nếu bạn ăn nhiều các thành phần này vào cơ thể sẽ rất khó để tiêu hóa và phân hủy, do đó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, gây tổn thương gan.
Ngoài ra, nếu thường xuyên ăn một số lượng lớn thực phẩm nướng hoặc thức ăn bị cháy cũng làm tổn thương gan, đặc biệt là các món như sò, hàu, trong đó có rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn, có thể dẫn tới bị bệnh tiêu chảy, viêm dạ dày, đường ruột và các bệnh về gan khác sẽ tăng, trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây suy gan.
Lạm dụng rượu bia và đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
Uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm khả năng thanh lọc sạch máu của gan, từ đó làm tăng độc tố trong cơ thể và gây ra các bệnh khác nhau, trong đó nghiêm trọng nhất là làm tổn thương gan.
Ngoài ra, uống một lượng lớn rượu cũng có thể gây ngộ độc gan và gây viêm gan. Lạm dụng rượu lâu dài cũng có thể dẫn đến xơ gan.
Nếu trong vòng một tháng mà bạn liên tục ăn thức ăn chiên rán, sức khỏe của gan sẽ thay đổi đáng kể, khi một số lượng lớn các axit béo tích tụ trong gan sẽ có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, thói quen sử dụng dầu ăn không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan và bệnh tim, hãy hạn chế ăn dầu mỡ, nếu ăn thì nên ưu tiên chọn dầu mè, dầu ô liu, dầu lạc để thay thế dầu mỡ thông thường.
[elementor-template id=”11482″]