Hiểu và phòng bệnh ung thư gan từ sớm

Ung thư gan là một loại u ác tính và cũng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên cơ thể con người. Vậy căn bệnh ung thư gan tiến triển như thế nào? Ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe người bệnh? Đọc ngay 12 câu hỏi và trả lời dưới đây để hiểu hơn về bệnh và biết cách phòng tránh.

1. Ung thư gan là gì?

Ung thư là bệnh lý ác tính diễn ra ở tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh vô hạn, không tuân theo sự kiểm soát và phát triển tự nhiên của cơ thể.

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm xuất phát từ các tế bào trong gan – một cơ quan quan trọng trong chu trình chuyển hóa và giải độc cho cơ thể.

2. Phân loại ung thư gan:

Ung thư gan được phân chia thành 4 loại như sau:

  • Ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma- HCC): đây là loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, bắt đầu từ trong tế bào gan.
  • Ung thư đường mật (Cholangiocarcinoma), hay còn gọi là ung thư ống dẫn mật. Đây là loại ung thư có nguồn gốc từ trong các ống nhỏ trong gan, điển hình là ống dẫn mật.
  • U nguyên bào gan (Hepatoblastoma): Đây là dạng ung thư hiếm gặp, xảy ra trên trẻ em dưới 4 tuổi.
  • U máu ác tính (Angiosarcoma hoặc Hemangiosarcoma): ung thư hiếm gặp bắt đầu từ mạch máu trong gan và phát triển rất nhanh.
Ung thư gan là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
Ung thư gan là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

3. Ung thư gan có nguy hiểm không?

Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau ung thư phổi và ung thư dạ dày. Đặc điểm của các bệnh lý gan mật là bệnh tiến triển thầm lặng, không có dấu hiệu đặc trưng rầm rộ, đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi đó, chức năng gan đã suy giảm đáng kể, khối u đã có xâm lấn, di căn, khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn, đáp ứng điều trị trên bệnh nhân kém hơn, hiệu quả điều trị rất hạn chế.

Một khi ung thư đã tiến triển sang giai đoạn di căn thì tiên lượng bệnh rất xấu, 90% bệnh nhân ung thư chỉ sống thêm được 3 -6 tháng kể từ khi phát bệnh.

4. Ung thư gan có lây nhiễm không?

Ung thư gan không lây truyền từ người sang người. Bởi dựa theo cơ chế bệnh sinh, ung thư gan là bệnh lý xuất phát từ đột biến gene gây ra sự mất cân bằng trong chu kỳ phân chia và phát triển bình thường của tế bào, dẫn đến sự phân chia các tế bào gan một cách quá mức tạo thành khối u. Các nguyên nhân phát sinh ung thư gan có thể kể đến như di truyền, hóa chất, tia xạ, virus… Do đó, các bệnh nhân ung thư gan không thể lây truyền trực tiếp sang người khác thông qua các tiếp xúc.

Tuy nhiên, ngoài thể nguyên phát không rõ nguyên nhân, ung thư gan còn là biến chứng quan trọng của một số bệnh gan thường gặp như viêm gan B, C, viêm gan do rượu. Trong đó, viêm gan B, C (viêm gan do nhiễm virus viêm gan B, C) có thể lây từ người này sang người khác thông qua một số con đường cơ bản: truyền máu, lây truyền từ mẹ sang con, quan hệ tình dục không an toàn.

Khi mắc các bệnh về gan, đặc biệt các các bệnh gan mạn tính thể hoạt động, bệnh sẽ tiến triển thầm lặng, đến một mức nào đó sẽ biểu hiện triệu chứng rầm rộ, gan bị tổn thương nghiêm trọng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn như xơ gan, ung thư gan…

Ung thư gan
Ung thư gan

5. Ung thư gan có di truyền không?

Ung thư gan là bệnh lý về gen, do đó yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư bất kỳ, đặc biệt là ung thư gan, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này.

6. Ung thư gan có sinh con được không?

Bệnh nhân mắc ung thư gân vẫn có khả năng sinh con bình thường, tuy nhiên, tùy tình trạng và mức độ bệnh mà bào thai có thể bị ảnh hưởng trong quá trình phát triển.

Ung thư gan mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của bệnh nhân, nhưng với thể trạng kém, trao đổi chất trong cơ thể không được điều tiết bình thường thì rất khó để các bệnh nhân có đủ thể chất để mang thai và sinh con.

Ngoài ra, nếu có sử dụng thuốc hóa trị liệu trong điều trị ung thư, bệnh nhân ung thư gan có thể bị vô sinh gây ra do thuốc. Nếu sản phụ mắc ung thư gan sẽ gây khó khăn cho điều trị, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Chính vì lí do này, các bệnh nhân nữ khi đã mắc ung thư gan, thể trạng kém hơn so với mức bình thường thì việc sinh gan gần như không được khuyến khích.

7. Ung thư gan có di căn không?

Ung thư gan có thể di căn sang các bộ phận khác như hạch mạc treo, phổi, màng tim, tim… Tuy nhiên, tỉ lệ người mắc ung thư gan bị di căn thường ít hơn so với các dạng ung thư khác. Khi đã bước sang giai đoạn di căn, ung thư gan rất khó điều trị, Giai đoạn này bệnh nhân không thể điều trị triệt căn mà điều trị triệu chứng, kéo dài thời gian sống, cải thiện chất lượng cuộc sống.

8. Ung thư gan sống được bao lâu?

Người mắc ung thư gan có nguy cơ tử vong cao
Người mắc ung thư gan có nguy cơ tử vong cao

Dựa theo tiến triển của bệnh, ung thư gan được chia làm 4 loại là 1, 2, 3, 4. Thông thường các bệnh nhân ung thư gan trong giai đoạn đầu nếu có thể được ghép gan, tỷ lệ sống sau 5 năm là 60 đến 70%.

Ung thư gan phát hiện khi đã đến giai đoạn 2,3, tỷ lệ sống sau 5 năm còn lại rất thấp, khoảng 15%. Điều này có thể giải thích do hầu hết bệnh nhân ung thư gan đều có vấn đề về gan như xơ gan, suy giảm chức năng gan có thể gây tử vong.

Đối với các bệnh nhân ung thư gan đã di căn, tiên lượng rất xấu, thời gian sống thêm trung bình chỉ khoảng 3-6 tháng.

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư gan không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh mà còn phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân, chức năng gan, các bệnh mắc kèm, sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đối với phác đồ điều trị.

9. Ung thư gan thường xuất hiện ở độ tuổi nào?

Ung thư gan là một trong những bệnh ung thư khá phổ biến ở Việt Nam, bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, ung thư gan phổ biến nhất là từ 40-60 tuổi. Các bệnh nhân ung thư gan có thể tiến triển trên nền viêm gan virus mạn tính, gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan.

10. Vì sao mắc ung thư gan?

Có rất nhiều lí do dẫn đến bệnh ung thư gan, trong đó một số những nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:

Người bệnh mắc các bệnh liên quan đến gan như: Virus viêm gan B, Virus viêm gan C
Bệnh tiểu đường
Bệnh thừa cân, béo phì
Những người thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia, tiếp xúc với hóa chất độc hại…

11. Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư gan:

Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, chính vì thế, nhận thức được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư gan là điều cần có ở mỗi người.

Việc ý thức tầm soát ung thư gan từ sớm có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát hiện và điều trị bệnh. Khi được phát hiện sớm, bệnh chưa di căn có khả năng chữa khỏi bênh. Dựa vào kết quả của việc tầm soát, các bác sĩ có thể giúp người bệnh có cách phòng chống và kiểm soát tốt nhất căn bệnh ung thư gan.

Do vậy mỗi cá nhân cần ý thức được việc đi khám ung thư theo định kỳ, đặc biệt là các bệnh nhân bị viêm gan mạn tính để hạn chế tối đa nguy cơ mắc ung thư gan.

12. Làm cách nào để phòng ngừa ung thư gan từ sớm?

Để phòng ngừa ung thư gan từ sớm, bạn cần ý thức được việc kết hợp các yếu tố sau:

Tham gia tiêm phòng đầy đủ vắc-xin viêm gan B, vắc-xin viêm gan C…
Định kỳ khám và xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cũng như sức khỏe tổng quan.
Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
Sử dụng tối thiểu các loại thuốc gây hại cho gan, khi dùng cần có sự chỉ định của bác sĩ chủ trị.
Không sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán thường xuyên dễ dẫn đến béo phì, gan nhiễm mỡ
Dinh dưỡng hợp lý và cân bằng, thường xuyên vận động thể dục thể thao hợp lý hàng ngày.
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại gây ung thư
Sử dụng các thảo dược thiên nhiên hỗ trợ tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *